Các biện pháp xử lý khi xây nhà trên nền đất yếu

Các biện pháp xử lý khi xây nhà trên nền đất yếu

    Đối với một nền đất cứng, chắc chắn thì quá trình thi công làm móng và nhà sẽ rất dễ dàng và tốn kém ít chi phí hơn nhiều. Nhưng đối với nền đất yếu các kỹ sư thiết kế công trình phải dựa vào kinh nghiệm thi công để có thể tăng khả năng chịu trọng lực nhà lên móng giúp nhà vững chắc, không nghiêng, lệch, nứt, lún… Đặc biệt đối với những gia chủ có ý định xây biệt thự thì công đoạn xử lý móng càng cần được chú ý. Vì vậy, khi biết mình sẽ xây nhà trên nền đất yếu  các gia chủ cần tính kỹ trong việc lựa chọn cách xây móng nhà trên đất yếu. Bởi chọn kiểu móng nhà sẽ phụ thuộc vào: Điều kiện nền đất và trọng tải nhà là nhà cấp 4, hay biệt thự, nhà phố cao tầng. Vậy nên trong bài viết hôm nay Khang Thịnh sẽ đưa ra một số biện pháp để có thể thi công xây dựng nhà trên nền đất yếu.
     

     

    1. Phương pháp nhiệt học

    Các kỹ sư sẽ sử dụng khí nóng trên 800 độ để làm thay đổi các đặc tính lý hóa của nền đất yếu thích hợp với đất sét, đất cát mịn. Tuy nhiên phương pháp này cũng rất tốn kém tiền của và thời gian.

     

    2. Các phương pháp thủy lực

    Dùng cọc thấm, lưới thấm, sử dụng vật liệu composite thấm, bấc thấm, sử dụng bơm chân không, sử dụng điện thẩm.

     

    3. Cải tạo nền đất

    Đối với nhà được xây trên nền đất yếu ông bà ta thường sử dụng các biện pháp cải tạo nền như đổ thêm đất thịt, đất cát để tôn nền cao lên. Đối với các vùng ao, hồ, đầm lầy thì việc trồng cây và sử dụng lớp thực vật cũng là biện pháp hiệu quả, nhưng cách này lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí cũng tốn kém hơn nhiều.

     

    4. Phương pháp xây móng

    Với kỹ thuật xây dựng hiện đại thì phương pháp xử lý các loại nền đất yếu đã không còn khó khăn như trước đây. Trong đó hai kỹ thuật được các kỹ sư ứng dụng khá phổ biến trong việc xây nhà trên nền đất yếu đó là làm móng bè và móng cọc.

     

    >> Móng cọc
     

    Móng cọc được làm chủ yếu từ các loại cọc như tre, gỗ, bê tông, sắt  là giải pháp tối ưu cho công trình lớn, đất nền yếu.
     


    Các bước làm móng cọc bao gồm:
     

    - Khảo sát địa chất, chọn ngày đào móng, tiến hành đào.

    - Đóng cọc bằng tre, bê tông hay đá tùy theo yêu cầu của bản vẽ.

    - Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước…

    - San đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng và đầm phẳng.

    - Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.

    - Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng.

    - Đổ bê tông móng.

    - Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng.

    Nhìn chung quy trình thực hiện móng cọc tre hay bê tông đều sẽ giống nhau nhưng việc chọn nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào độ cứng của nền đất, kiểu công trình mà gia chủ có ý định xây cũng như chi phí mà chủ nhà muốn bỏ ra.

     

    - Cọc đất vôi và đất xi măng: phù hợp với những khu vực đất rất yếu cần gia cố sâu và tăng hiệu quả thoát nước ở nơi có nhiều mạch nước ngầm, - vùng bị đọng, trũng nước. Được sử dụng để gia cố sâu nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động.

    - Loại cọc bê tông: là loại phổ biến giúp gia cố nền móng yếu hiệu quả.

    - Cọc đá và cọc cát đầm chặt: thích hợp với địa chất dễ bị sụt lún hay đất mềm.

     

    >> Móng bè
     

    Móng bè hay còn gọi là móng bản với vai trò là giảm áp lực của công trình trên nền đất. Đây là loại móng có kết cấu trải rộng toàn bộ mặt công trình và thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu: đất cát, ruộng, ao hồ hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm. Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản: phẳng, vòm ngược, có sườn, hộp và thường có độ dày từ 0,5 đến 2 tùy theo từng loại công trình và được bố trí thép chịu lực 2 lpứ, được cố định bởi các giá đỡ.
     

     

    Việc thi công móng bè bao gồm các công đoạn:
     

    - Chọn ngày khởi công, chuẩn bị dụng cụ, nhân công.

    - Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè của công trình.

    - Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào.

    - Đổ bê tông móng, xây tường móng.

    - Đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng.

    - Bảo dưỡng và nghiệm thu.

    Móng bè ngoài sử dụng cho các công trình nhà ở trên nền đất yếu còn có thể dùng cho các công trình lớn, tầm cỡ. Với cách thức thực hiện kỹ lưỡng, kiên cố móng sẽ cần đến rất nhiều nguồn nguyên liệu và nhân công nhưng đổi lại  hiệu quả gia cố móng sẽ rất vững chắc.

     

    Đối với những nền đất yếu không phải là không có cách xây dựng nhà chỉ là chúng ta chưa áp dụng đúng phương pháp thực hiện thôi. Để tiến độ thi công xây dựng được diễn ra thuận lợi các gia chủ hãy tìm đến những công ty thi công xây dựng nhà chuyên nghiệp như Khang Thịnh, sẽ giúp quý khách có một ngôi nhà vững chắc dù đất nền yếu.
     

    CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ KHANG THỊNH
    Địa chỉ: 6/11 Khu Phố 3 , Phường Tân Thới Nhất , Quận 12 , TPHCM
    Điện thoại: 0989 298 677

    Email anhdung@khonggiandepkhangthinh.com
    Website: khonggiandepkhangthinh.com
    khonggiannhapho.com

     

     

     

     

    Ngày đăng: 06/02/2020 02:19 PM
    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline